0921819999

Bộ xử lý trung tâm CPU là gì? Kiến thức khi lựa chọn CPU máy tính

CPU là một bộ phận quan trọng thiết yếu để vận hành một chiếc máy tính. Khi lựa chọn build cấu hình laptop hay cấu hình máy tính chơi game,… bạn sẽ cần phải quan tâm đến yếu tố này đầu tiên. Vậy bộ xử lý trung tâm CPU là gì? Những thông số quan trọng của CPU và Top CPU mạnh nhất hiện này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời ngay nhé!

Bộ xử lý trung tâm CPU
CPU là gì và những thông số quan trọng của CPU

1. Bộ xử lý trung tâm CPU là gì?

CPU hay bộ xử lý trung tâm là từ để chỉ khái niệm Central Processing Unit trong tiếng Anh. CPU có vai trò như tương tự như một bộ não đối với máy tính. Linh kiện này sẽ trực tiếp tính toán mọi thông tin tiếp nhận từ người dùng và hệ thống máy tính thông qua ngôn ngữ logic toán học. Sau khi dữ liệu được xử lý xong tại CPU, nó sẽ đưa ra các lệnh điều khiển khác nhau để thực hiện thao tác của người dùng và duy trì tình trạng máy tính hoạt động.

2. Các thành phần chính của CPU

Cấu tạo CPU là một cấu trúc phức tạp bao gồm hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp theo quy luật riêng trên 1 bảng mạch điện tử. CPU được chia thành 2 khối chính gồm khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU) kết hợp cùng thanh ghi (Memory) hoạt động theo nguyên lý đã định sẵn.

  • Khối điều khiển (CU-Control Unit): Nơi tiếp nhận và biên dịch các yêu cầu và thao tác từ người dùng sang ngôn ngữ của máy tính.
  • Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Nơi tính toán và đưa ra các lệnh thực thi mọi thông tin nhận được.
  • Thanh ghi (Memory Unit): Nơi lưu trữ các mã lệnh trước và sau khi xử lý dữ liệu.

3. Thông số quan trọng của CPU

Khi tìm hiểu về 1 bộ xử lý trung tâm CPU, người dùng sẽ nhận được rất nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm kỹ thuật hay các công nghệ tích hợp của nó. Tuy nhiên, để lựa chọn và đánh giá hiệu năng CPU thì bạn chỉ cần quan tâm đến các thông số như sau: tiến trình sản xuất, số nhân/luồng, dung lượng bộ nhớ đệm, tốc độ xử lý xung nhịp, hiệu suất tiêu thụ điện năng (TDP).

Bộ xử lý trung tâm CPU
Các thông số quan trọng của CPU: tiến trình sản xuất, số nhân/luồng, dung lượng bộ nhớ đệm, tốc độ xử lý xung nhịp,…

– Tiến trình sản xuất: CPU được sản xuất trên các tiến trình khác nhau sẽ mang nhiều đặc điểm riêng trong cả thiết kế lẫn mức độ hiệu quả sử dụng. Hiện nay, CPU máy tính được sản xuất dựa trên 2 tiến trình là 7nm và 14nm.

– Số nhân/luồng: Đối với mỗi CPU được thiết kế với số lượng đơn vị xử lý khác nhau được gọi là nhân. CPU chứa nhiều nhân thì thông tin tiếp nhận, sắp xếp tính toán sẽ diễn ra trên nhiều đơn vị tính. Luồng là khái niệm để chỉ số đường dẫn truyền thông tin đến và đi tới các nhân xử lý trong CPU. Càng nhiều luồng, dữ liệu tiếp nhận và truyền tải càng nhanh.

– Bộ nhớ đệm: Nơi đây được xem như là nơi lưu trữ, sắp xếp các thông tin được truyền tải đến CPU một cách khoa học nhất. Dung lượng bộ nhớ đệm (Cache) càng lớn, dữ liệu được cập nhật, sắp xếp càng nhiều, quá trình trích xuất thông tin để xử lý của các nhân xử lý diễn ra càng nhanh.

– Xung nhịp: Chỉ số xung nhịp của CPU thể hiện tốc độ xử lý thông tin theo chu kỳ của CPU trong vòng 1 giây. Tốc độ xung nhịp cao đồng nghĩa với quá trình tính toán, xử lý tổng thể của CPU nhanh hơn. Xung nhịp cao nhất mà CPU đạt được (năm 2021) là 5.2GHz.

– TDP: Mức công suất tiêu thụ điện năng tối đa của CPU khi làm việc hết công suất. Thông số này càng thấp thì càng tiết kiệm điện.

4. Cách xem thông số CPU bằng CPU Z

Để xem được thông số và đánh giá CPU có nhiều cách khác nhau. Trong đó, CPU Z là phần mềm phổ biến cũng như sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. CPU-Z có thể tải miễn phí, nó được phát triển bởi CPUID. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Windows để thu thập những thông tin phần cứng chính của 1 bộ máy tính: Người dùng dễ dàng xem được thông tin chi tiết về CPU, mainboard, chipset, loại bộ nhớ, size, timing, SPD, đo lường chỉ số và tần số bộ nhớ trong thời gian thực.

Các bạn có thể tải CPU-Z tại đây. Cài đặt và mở ứng dụng sẽ xuất hiện bảng như hình dưới:

Bộ xử lý trung tâm CPU
Cách xem thông số CPU bằng CPU Z

Ở mục CPU sẽ thể hiện những thông số chi tiết của bộ xử lý mà máy tính của bạn đang sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Name: Tên bộ xử lý. Ví dụ: CPU Intel Core i5 thế hệ thứ 10, 10400 – Intel Core i5 10400.
  • Code Name: Tên mã kiến trúc thiết kế CPU.
  • Max TDP: Mức điện năng tiêu thụ tối đa của CPU.
  • Package: Chuẩn khe cắm socket tương thích của CPU.
  • Technology: Tiến trình sản xuất, sắp xếp các bóng bán dẫn trong CPU. Hiện nay phổ biến nhất là 14nm và 7nm. Số này càng nhỏ thì số lượng bóng bán dẫn tích hợp trong CPU càng nhiều.
  • Core Voltage: Điện áp cung cấp cho nhân xử lý của chip. Thông số thay đổi liên tục do cơ chế tự điều chỉnh điện áp tiêu thụ để tiết kiệm điện.
  • Specification: Tên CPU đầy đủ của máy tính, bao gồm cả mức xung nhịp tối thiểu.
  • Family: Kiến trúc thiết kế chính của chip. Ví dụ trên CPU của Intel có Family 6 là thế hệ P6 (Pentium Pro, Pentium II, Pentium III và Pentium M – tất cả đều có cùng thiết kế đơn vị thực thi.
  • Model: Là loại CPU trong Family mà máy tính đang có.
  • Stepping: Số thể hiện mức độ cải tiến, bản cập nhật của CPU.
  • Revision: Nhờ biết Revision, bạn có thể tìm thấy những cập nhật đã được thực hiện giữa chip xử lý, Family và Model nhưng có Stepping khác nhau.
  • Instructions: Danh sách tập lệnh thực thi.
  • Core Speed: Tốc độ xung nhịp của CPU hoạt động theo thời gian thực.
  • Multiplier: Hệ số xung (hay còn gọi là tỷ lệ bus). Chu trình xử lý bên trong cho mỗi chu kỳ xung nhịp.
  • Bus Speed: Tốc độ bus.
  • Cache: Thông số của bộ nhớ đệm Cache.
  • Cores và Threads: Số lõi/số luồng xử lý của CPU.

5. Top 2 CPU mạnh nhất

Nếu tính tổng số lượng CPU của 2 thương hiệu AMD và Intel thì hiện nay đã có hàng trăm bộ xử lý đã được giới thiệu. Trong số đó, CPU Intel Core i9 10900K thế hệ 10 được đánh giá là CPU mạnh nhất hiện tại (xét về hiệu năng xử lý đơn nhân) với xung nhịp tối đa lên đến 5.3GHz. Và mới đây thì đã xuất hiện bộ xử lý Intel Core i thuộc thế hệ 11 với tên gọi i9 11900K, cũng đạt được mức xung tối đa 5.3GHz nhưng ít hơn về số lượng nhân/luồng.

5.1. CPU Intel Core i9 10900K

Bộ xử lý trung tâm CPU
CPU Intel Core i9 10900K
  • Số nhân/luồng: 10/20
  • Xung nhịp cơ bản: 3.70GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 5.30GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 20MB
  • TDP: 95W

5.2. CPU Intel Core i9 11900K

Bộ xử lý trung tâm CPU
CPU Intel Core i9 11900K
  • Số nhân/luồng: 8/16
  • Xung nhịp cơ bản: 3.50GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 5.30GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 16MB
  • TDP: 95W

6. Tổng hợp 6 bộ xử lý trung tâm tốt nhất cho PC hiện nay

Nếu vẫn còn băn khoăn không biết nên chọn CPU nào tốt nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây nhé (Cập nhật đầu năm 2021).

6.1. CPU Intel i3 10105FBộ xử lý trung tâm CPU

  • Số nhân/luồng: 4/8
  • Xung nhịp cơ bản: 3.70GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 4.40GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 6MB
  • TDP: 65W

6.2. CPU Intel Core i5 11400

Bộ xử lý trung tâm CPU

  • Số nhân/luồng: 6/12
  • Xung nhịp cơ bản: 2.60GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 4.40GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 12MB
  • TDP: 65W

6.3. CPU Intel Core i7 10700K

Bộ xử lý trung tâm CPU

  • Số nhân/luồng: 8/16
  • Xung nhịp cơ bản: 3.80GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 5.10GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 16MB
  • TDP: 125W

6.4. CPU AMD Ryzen 5 5600X

Bộ xử lý trung tâm CPU

  • Số nhân/luồng: 6/12
  • Xung nhịp cơ bản: 3.70GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 4.60GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 32MB
  • TDP: 65W

6.5. CPU AMD Ryzen 7 5800X

Bộ xử lý trung tâm CPU

  • Số nhân/luồng: 8/16
  • Xung nhịp cơ bản: 3.80GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 4.70GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 32MB
  • TDP: 105W

6.6. CPU AMD Ryzen 9 5950X

Bộ xử lý trung tâm CPU

  • Số nhân/luồng: 16/32
  • Xung nhịp cơ bản: 3.40GHz
  • Xung nhịp tăng cường: 4.90GHz
  • Bộ nhớ đệm: Cache 64MB
  • TDP: 105W

Trên đây là các thông tin cơ bản về bộ xử lý trung tâm CPU đã được Minh An tổng hợp lại. Tuỳ vào nhu cầu, mục đích và khả năng tài chính bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được các dòng CPU khác nhau phù hợp nhất.

Xem thêm: RAM máy tính là gì? Cách chọn mua RAM tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *